HMC

Di Tích Khảo Cổ Mộ Cự Thạch Hàng Gòn

Archaeological museum in Long Khanh

Updated: April 06, 2024 02:17 PM

Di Tích Khảo Cổ Mộ Cự Thạch Hàng Gòn is located in Long Khanh, Vietnam. It's address is Hàng Gòn, Long Khánh, Dong Nai, Vietnam.

Hàng Gòn, Long Khánh, Dong Nai, Vietnam

V67J+P7 Long Khánh, Dong Nai, Vietnam

+84 967 790 741

Questions & Answers


Where is Di Tích Khảo Cổ Mộ Cự Thạch Hàng Gòn?

Di Tích Khảo Cổ Mộ Cự Thạch Hàng Gòn is located at: Hàng Gòn, Long Khánh, Dong Nai, Vietnam.

What is the phone number of Di Tích Khảo Cổ Mộ Cự Thạch Hàng Gòn?

You can try to calling this number: +84 967 790 741

What are the coordinates of Di Tích Khảo Cổ Mộ Cự Thạch Hàng Gòn?

Coordinates: 10.8643433, 107.2307467

Di Tích Khảo Cổ Mộ Cự Thạch Hàng Gòn Reviews

Phúc Hoàng
2018-03-10 12:16:34 GMT

Good

Luka Paulos
2019-04-28 12:56:26 GMT

It's beautiful place, you can camping, walking..

Thu Hiền Hoàng Thị
2018-06-23 04:17:15 GMT

Ok

biris tv
2019-09-22 00:51:48 GMT

Ok

Siêu Huỳnh
2018-07-12 04:44:07 GMT

Ok

Nhan Nguyen
2019-02-06 10:20:31 GMT

Ok

An Truong
2024-02-17 08:51:56 GMT

Nơi đây có những phiến đá rất lớn. Có lẽ từng là lăng mộ của một vị vua của đát nước Chăm Pa cách nay hàng nghìn năm trước.

Hưng Nguyễn Mạnh (Michael Nguyen)
2022-10-05 02:10:59 GMT

Do không được đầu tư tiếp nên khá sập sệ, cũng không có nhiều thứ để xem, không có bảo vệ,... Khuyến cáo anh em chú ý tài sản cá nhân, xe cộ vì cũng không có bãi trông xe. Nghe người dân nói thì đền Ông Đá khá thiêng, cũng là một địa chỉ cho anh em tham khảo.

Aloha Nguyen
2022-06-09 04:49:05 GMT

𝕹𝖌ô𝖎 𝖒ộ đá 𝕳ò𝖓𝖌 𝕲ò𝖓- (Mộ Cự Thạch Hàng Gòn)

Đã hiện hữu cách đây trên 2 ngàn năm, một niên đại mà công cụ lao động bằng đá phát triển rất mạnh, có người cho rằng, người Việt cổ đặt chân đầu tiên lên đất Đồng Nai có lẽ tại Long Khánh (Xuân Lộc xưa).

Khi phát hiện ra ngôi mộ đá này (năm 1927), cư dân ở đây quen gọi là Mộ ông Đá vì xung quanh ngôi mộ toàn là những phiến đá ghép lại. Điều khá đặc biệt là trên nắp mộ là phiến đá mang hình lưỡi rìu đá được người Việt cổ sử dụng làm công cụ sản xuất khá phổ biến.

Mộ đá cổ Hàng Gòn, ngoài các giá trị khảo cổ học, việc khai thác phát triển du lịch tâm linh, tham gia các hoạt động lễ hội, vui chơi giải trí tại di tích cũng đang hứa hẹn nhiều tiềm năng của xứ Biên Hòa - Đồng Nai 320 năm.

Nguyen Xuan Thien
2020-03-10 12:45:20 GMT

Kiến trúc cự thạch Hàng Gòn là một hầm mộ, hay cũng có thể gọi là lăng mộ bởi sự hoành tráng của nó, được xây dựng bởi những phiến đá hoa cương cực lớn, có gia công tỉ mỉ phía mặt ngoài. Có 4 tấm đứng dùng làm vách, 2 tấm ngang dùng làm đáy và nắp đậy, tất cả liên kết với nhau nhờ một hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ còn có nhiều trụ đá hoa cương nặng hàng chục tấn, có trụ cao đến 7,5m, tạo cho mộ vẻ uy nghi bề thế (nhưng hiện nay đã bị gãy đổ). Năm 1930, mộ đã được xếp hạng trong danh mục các di tích ở Nam kỳ. Sau năm 1975, giới khảo cổ học và Bảo tàng Đồng Nai đã tiến hành nhiều đợt khảo tả tỉ mỉ di tích này. Năm 1991, mộ đã được chỉnh trang cũng như xây dựng hàng rào bảo vệ, tuy nhiên, ngoài những phát hiện của nhà khảo cổ người Pháp Parmentier về phác đồ xây dựng hiện trạng mộ vào năm 1929 thì giới khảo cổ hãy còn rất nhiều nghi vấn cần phải giải tỏa xung quanh niên đại và nền văn hóa của chủ nhân ngôi mộ. Việc phát hiện một số phiến đá lớn cùng 2 cột đá cách mộ khoảng 60m về phía Đông Nam năm 1996 càng khẳng định mộ cự thạch không phải là một kiến trúc đơn lẻ.
Cuối tháng 2-2006, một đợt điều tra thám sát khá qui mô tại khu vực xung quanh mộ cự thạch Hàng Gòn đã được các chuyên gia của Trung tâm khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ và Ban quản lý di tích - danh thắng Đồng Nai phối hợp tiến hành. Kết quả thật bất ngờ khi nhóm phát hiện dấu vết của những vệt đất cháy kéo dài thành hình vòng cung, phía trên và dưới vòng cung này có rất nhiều than tro và xỉ kim loại. Nhiều mảnh đồ gốm trên thân có hoa văn làm từ chất liệu đất sét pha cát và vỏ nhuyễn thể nghiền nhỏ cũng được tìm thấy, đặc biệt, còn có 2 chiếc tù và bằng đồng và 2 chiếc bàn mài bằng đá có lỗ đeo. Phân tích bằng phương pháp carbon phóng xạ C14 cho thấy, những mẫu hiện vật này có niên đại sớm nhất là 150 năm trước Công nguyên và muộn nhất là 240 năm sau Công nguyên. Chính những phát hiện này đã dẫn đến cuộc khai quật kế tiếp từ trung tuần tháng 9-2007 đến nay ở khu vực xung quanh mộ và khu vực được phỏng đoán là "xưởng chế tác" nhằm kiểm chứng khu vực cận kề liên quan đến di tích để phân vùng bảo vệ. Không ngoài dự đoán, tại khu vực công xưởng ngoài những mảnh gốm cổ bị vỡ, nhóm đã tìm thấy nhiều mảnh đá vỡ ra trong quá trình chế tác những phiến đá lớn, trong đó có một mảnh trụ đá bị vỡ ở dạng in situ (thuật ngữ khảo cổ, có nghĩa là ở nguyên tại vị trí).

Nguyễn Thuận
2018-03-14 11:57:35 GMT

Hệ thống mộ cổ với niên đại hơn 2000 năm. Rất ấn tượng. Mộ thường mở cửa cho khách đoàn tham quan. Có cả nhà trưng bày gốm sứ và đồ cổ. Đóng cửa sau 16h 30'

Tatituni Tran
2019-06-12 03:41:16 GMT

Mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn do Jean Bouehot (Kỹ sư người Pháp) phát hiện vào năm 1927 khi đang chủ trì công trình mở đường số 2 từ tỉnh Long Khánh (cũ) đi Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là quốc lộ 56). Ngay sau đó, nhiều nhà nghiên cứu của trường Viễn Thông Bác Cổ đã khai quật, thu được nhiều hiện vật đưa về lưu trữ tại Bảo tàng Mossee Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam – TP.HCM)

Tía Tony
2022-11-27 04:07:27 GMT

Quá tuyệt vời,.. thật là bái phục khả năng tuyệt vời, không thể lý giải của người xưa..!
Các bạn có thể xem thêm video về nơi đây trên kênh YouTube, Facebook, Tiktok: Qua Thom Man

Thiên An
2020-02-02 14:24:16 GMT

Theo Sở Văn hóa - Thể thao  và du lịch, Mộ cự thạch Hàng Gòn là một trong 10 di tích cấp quốc gia quan trọng của Nam bộ. Năm 1927, khi mở tuyến đường giao thông từ Long Khánh đi Bà Rịa, kỹ sư người Pháp Jean Bouchot đã phát hiện một ngôi mộ bằng đá nằm trong địa phận đồn điền cao su thuộc xã Hàng Gòn.
Sau đó, được sự đồng ý của Trường Viễn Đông Bác Cổ, ông Jean Bouchot chủ trì việc khai quật di chỉ vào mùa mưa năm 1927. Kết quả khai quật đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người dân.

Trần Mạnh Tuấn
2018-02-17 12:54:37 GMT

Một di tích thật thú vị

phan tom
2019-11-02 08:54:42 GMT

Là một di tích của thế giới noi chung và của việt nam nói riêng

TRẦN QUANG Entertainment
2019-05-26 04:30:16 GMT

Thật tuyệt vời, 1 di tích cổ đại của loài người.

Trần Hoàng Ánh
2024-02-27 07:14:42 GMT

khá tốt

Ngữ Lò Lâm (Nash Lo)
2016-11-23 00:48:54 GMT

Di chỉ khảo cổ mộ cự thạch Hàng thuộc loại hình Dolmen có kiến trúc độc đáo, quý hiếm không những ở Việt Nam mà ở khu vực và thế giới.
Đây là di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia năm 1982.
Ngày 22/11/2016, UBND tỉnh Đồng Nai đã công bố quyết định và đón bằng xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt cho di tích này.

Xuân Nguyên
2020-08-08 04:41:46 GMT

Di tích khảo cổ Mộ Cự thạch Hàng Gòn

Mộ Cự thạch Hàng Gòn (còn gọi Di chỉ Hàng Gòn 7, Mộ Đông Dương, Mả Ông Đá), thuộc xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, gồm: Khu hầm mộ (phát hiện năm 1927) và Khu chế tác (phát hiện năm 1995). Năm 2011, di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng mặt bằng là 37.120m2, với các hạng mục: Khu hầm mộ, khu chế tác, miếu Ông Đá, miếu Thổ thần, các công trình phụ trợ (cổng, hàng rào, sân đường nội bộ, nhà trực ban - bán vé, nhà bao che, nhà đón tiếp - trưng bày, nhà điều hành).

1. Khu hầm mộ:

Di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn hiện nay so với phát hiện vào năm 1927 vẫn còn giữ nguyên được cấu trúc, hiện trạng hầm mộ. Tuy nhiên, khu di tích dạng hầm mộ được chôn sâu trong lòng đất, so với bình diện của mặt đất hiện nay khoảng 3m.

* Hầm mộ: dài 4,2m, rộng 2,7m, cao 1,6m. Toàn bộ hầm mộ có dạng kiến trúc hình hộp chữ nhật được gắn kết từ 6 tấm đan bằng đá hoa cương. Hầm mộ đã được gia cố, gia cường, bề mặt bao phủ các tấm đan được xử lý hóa chất bảo quản. Nắp mộ dày khoảng 30cm, bao phủ phía trên các tấm vách đứng, đặc biệt ở hai đầu chiều ngang có phần nhô ra theo dạng tay nắm với chiều dài 10cm, rộng 68cm, có trọng lượng khoảng 10 tấn. Các tấm đan còn lại mỏng hơn, khoảng từ 20cm đến 25cm, được lắp ghép liên kết với nhau bằng rãnh rộng khoảng 10cm và sâu từ 4cm đến 5cm, trông đơn giản nhưng rất bền chặt. Xung quanh hầm mộ, bờ vách, bậc thềm dạng tam cấp.

* Các trụ đá, tấm đá rời tại hầm mộ: Theo mô tả của Jean Bouchot, xung quanh mộ Cự thạch Hàng Gòn có hai hàng cột. Trong đó, có hai trụ đá lớn, có chiều dài 7,2m, chiều rộng 1,1m, độ dày 35cm và 10 trụ đá sa thạch có chiều dài từ 2,5m đến 3m. Đợt trùng tu năm 1992, nhiều trụ đá, đoạn đá bị gãy từ các trụ chính này và một số tấm đá rời được sắp xếp trên các bậc thềm quanh di tích. Đợt khai quật năm 1996, tại khu chế tác đã phát hiện thêm 03 tấm đá rời và hai trụ đá sa thạch.

Hiện nay, tại khu hầm mộ, ngang với tấm đan đáy mộ có hai tấm đá rời nằm ở vách Bắc và Nam. Trên bậc thềm vách Bắc, một trụ hoa cương lớn cũng nằm tại vị trí sắp xếp của đợt trùng tu năm 1992. Các trụ đá, tấm đá bị phong hóa nhiều trên bề mặt. Cấu kết và hình thức được mô tả trước đây sau các đợt khai quật, trùng tu không có sự biến dạng hay thay đổi nhiều.

2. Khu chế tác:

Khu chế tác nằm ở phía Tây Nam của cổng chính và phía Đông Nam Khu hầm mộ. Cuộc khai quật năm 1996, đã phát lộ một số tấm đan đá hoa cương và hai trụ đá sa thạch có đầu đấu chéo vào nhau, cùng nhiều phế liệu đá hoa cương và đá cuội, cụ thể:

- Một tấm đan bằng đá hoa cương hình chữ nhật có thể được chế tác hoàn chỉnh và sau đó bị vỡ thành 9 mảnh, nằm theo hướng Đông Tây. Tấm đan thứ 2 có hình gần vuông 1,5m x 1,5m và dày 12cm, phủ màu xám nâu. Tấm đan này có dấu vết của kỹ thuật đục, gọt, vát chạy dọc theo rìa và rãnh ngàm kích cỡ 10cm x 5cm, gần hình chữ nhật. Tấm đan thứ 3 có kích cỡ 1,5m x 1m, dày 12cm gần bị vỡ thành hai mảnh. Cả hai mảnh này được xác định là phần ghép của tấm đan thứ nhất vì có kích cỡ, chất liệu, màu sắc phong hóa, dấu tích gia công đục, gọt vát tương ứng.

- Ngoài ra còn có hai trụ đá và một hòn cuội có hình bầu dục, nằm ngang trên cùng bình độ với các cụm đan đá. Hai trụ đá bằng sa thạch, có xương đá hạt mịn, màu xám đen, không còn nguyên vẹn, có dấu vết bị gãy, nứt. Hai đầu trụ nằm chụm đầu theo hướng Đông Nam, phần đuôi xòe góc khoảng 270.

- Trong các hố khai quật, theo số liệu thống kê của đợt khai quật đã phát hiện 4.413 tiêu bản đồ đá, trong đó, có 299 phế vật của đá hoa cương và 4.114 phế vật đá cuội, 03 tiêu bản chất liệu đồng, 24 tiêu bản chất liệu gốm. Tất cả các tiêu bản phế vật đá cuội gồm các loại như hạch đá, mảnh tước, mảnh tách…vốn là tàn tích, dạng phế vật được thải bỏ sau khi chế tác đá của người cổ.

Sau khi tu bổ, tôn tạo vào năm 2012, khu chế tác có diện tích 204,6m2 có độ sâu so với mặt đất là 0,5m, bốn phía được xếp bằng đá lên tới mặt đất. Phía trên được xây hàng rào bao quanh cao 1m, bằng bê tông, cốt thép, sơn giả tre.

Với giá trị tiêu biểu, di tích khảo cố Mộ Cự thạch Hàng Gòn được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt năm 2015

Write a review of Di Tích Khảo Cổ Mộ Cự Thạch Hàng Gòn


Di Tích Khảo Cổ Mộ Cự Thạch Hàng Gòn Directions
Top Rated Addresses in Long Khanh

Addresses Near Long Khanh