HMC

Thoai Ngoc Hau Mausoleum

Tourist attraction in Châu Đốc

Updated: March 09, 2024 05:21 PM

Thoai Ngoc Hau Mausoleum is located in Châu Đốc (City in Vietnam), Vietnam. It's address is M3JH+QJP, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, Vietnam.

M3JH+QJP, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, Vietnam

Check Time Table for Thoai Ngoc Hau Mausoleum


MondayOpen 24 hours
TuesdayOpen 24 hours
WednesdayOpen 24 hours
ThursdayOpen 24 hours
FridayOpen 24 hours
SaturdayOpen 24 hours
SundayOpen 24 hours

Questions & Answers


Where is Thoai Ngoc Hau Mausoleum?

Thoai Ngoc Hau Mausoleum is located at: M3JH+QJP, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, Vietnam.

What are the coordinates of Thoai Ngoc Hau Mausoleum?

Coordinates: 10.6819583, 105.0790901

Thoai Ngoc Hau Mausoleum Reviews

Nhựt Linh Nguyễn
2020-04-10 13:50:53 GMT

Thoai Ngoc Hau tomb, also known as Son Lang, formerly belonged to Vinh Te commune, now belongs to Nui Sam ward, Chau Doc city, An Giang province. This is a famous landscape, an ancient architectural work during the feudal period, and a national historical monument of Vietnam (ranked in 1997).
Son Lang is located at the position that Thoai Ngoc Hau (real name Nguyen Van Thoai) chose to make him a permanent resting place for him later.
The work was started in an unknown year, only knowing that when his second wife, Truong Thi Miet, died (July 7, Tan Ty, 1821), he buried her there (on the left of the tomb). his in the future). In October of the year of Binh Tuat (1826), his main wife, Chau Thi Te, died. He was also buried there (on the right of his grave in the future). Thus, it can be said that Son Lang was built by Thoai Ngoc Hau (unknown whether it was basically completed or only partially) before his death in June of the Year of the Ox (1829).
Son Lang is located at the foot of Sam Mountain, and is adjacent to Highway 91 today. This is a huge but harmonious architectural block. Want to go to the tomb, must go through nine laterite steps over a hundred meters long, build a trapezoid and then to the yard.
The patio is flat, wide, with two small houses built by the following people: one used to store Thoai Son stele (copy) of white marble; two were used to make the statues of horses and foot soldiers ... Next was the ring and the gates of the semicircular mausoleum were cast thick, so the tomb looked like it was solid.
Notable artifacts where the wall has the entrance, is the stone tablet by the following people gathered and attached to the wall. The middle beer is most likely the Vinh Te Son beer erected in 1828, four years after the Vinh Te canal has been dug. The stele was taller than the head, made of sandstone, and carved 730 Chinese characters. Because it was left outdoors, without care, the stone surface was cracked and eroded, so the words were no longer readable. The remaining four steles have also been smoothed out by time, so it is unclear to leave ...
Through the gate are three tombs located in the middle of the square. Mo Thoai Ngoc Hau is in the middle, the two tombs are the main tomb of Ms. Chau Thi Te and the second tomb of Truong Thi Miet (built a little back to show respect). All of them were built with umbrellas because there was no cement at that time. At the top of the three tombs is a screen lined with Chinese characters. At the foot of the tombs are inscriptions.
Follow the stairs up, out of the square is the temple of Mr. Thoai. The temple leaned against Sam Mountain, and was later erected [4]. In the temple is beautiful decoration, there is a bust of Thoai Ngoc Hau with enough ceremonial clothes, creating a cozy and dignified space ...
Nghia Trung, the burial place of the dead during the digging of Vinh Te Canal.
In the inner tomb and on the left and right side of the square there are also two large areas of land. There are more than 50 tombs built with opaque lake, tombs built with elephant pictures, tombs built in a long or square shape, etc.These tombs are anonymous, most of which are the remains of people. he abandoned himself while digging the Vinh Te canal, which Mr. Thoai gathered.
Thoai Ngoc Hau mausoleum belongs to the Sam mountain scenic area which was recognized as a national historical monument by the Ministry of Culture and Information of Vietnam on December 1, 1997.

tuan leanh
2023-08-03 06:58:13 GMT

OK !

Đức Thiện Đỗ
2023-02-17 02:32:01 GMT

Ok

Thịnh Nguyễn
2022-09-10 12:36:08 GMT

Ok

Quan Bui Xuan
2018-05-09 03:46:53 GMT

Historical place

Ruby Miyuki
2023-12-08 17:15:43 GMT

Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Nếu dự định du lịch An Giang đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.

Theo như sử chép lại ông sinh ngày 25/11/1761 tại huyện Diên Phước – tỉnh Quảng Nam, mất ngày 06/6/1829. Ông là một vị quan mà người Châu Đốc, An Giang dành cho sự biết ơn tột bậc bởi những cống hiến vĩ đại của ông cho con người và xứ sở trong những năm tháng làm quan đất này.
Kể về công lao của Thoại Ngọc Hầu đối với vùng đất An Giang cũng như của cả vùng Nam bộ thì vô cùng to lớn và không sao kể xiết. Ông đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp. Dưới sự cai quản của ông, những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc. Đặc biệt, công lao to lớn nhất của ông đối với miền Nam là đã tổ chức đào hai con kênh chiến lược là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giao thông, thương mại thời bấy giờ.

Chính vì lòng biết ơn tột bậc của người dân Châu Đốc đối với ông mà Sơn Lăng luôn được người dân ở đây chăm sóc với một vẻ đẹp chỉn chu hiếm thấy. Cây cỏ được cắt tỉa tỉ mỉ, quãng sân rộng luôn quang đãng sạch đẹp. Lối vào lăng qua chín bậc đá ong hết sức uy nghiêm.
Lăng Thoại Ngọc Hầu xây dựng trên nền đá xanh, nằm kề trên Quốc lộ 91, mặt hướng về phía bắc đối diện miếu Bà Chúa Xứ, lưng tựa vào vách đá núi Sam do đích thân Thoại Ngọc Hầu đứng ra chỉ huy xây dựng vào cuối những năm 20 của thế kỷ XIX.

Để vào lăng, phải qua 9 bậc đá ong được vận chuyển từ miền Đông. Phía trước lăng là khoảng sân rộng nổi bật với long đình, bên trong có bản sao bia Thoại Sơn. Khu chính giữa là lăng mộ và đền thờ, 2 bên là 2 dãy mộ vô danh.

Linh Duy
2023-11-11 11:05:06 GMT

Thăm nơi này, hiểu thêm về ông Thoại Ngọc Hầu. Vô cùng kính cẩn, mang ơn ông trong việc bảo vệ, mở mang bờ cõi cho Việt Nam.

Thoại Ngọc hầu (chữ Hán: 瑞玉侯, 1761–1829), tên thật là Nguyễn Văn Thoại (chữ Hán: 阮文瑞)[1], là một tướng lĩnh nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Văn Thoại sinh ngày 26 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại xóm An Trung, làng An Hải[2], thuộc huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thời Nguyễn; nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Cha ông là Nguyễn Văn Lượng, sinh thời làm chức từ thừa, là một chức quan nhỏ chuyên lo việc tế tự tại các đền miếu do nhà nước lập ra. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Tuyết, vợ thứ của ông Lượng [3].

Theo nghiệp binh
Năm Đinh Dậu (1777), 16 tuổi, Nguyễn Văn Thoại đến xin đầu quân Nguyễn tại Ba Giồng (Định Tường). Năm 1778, ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thành Gia Định.

Năm 1782, quân Tây Sơn đánh bại quân chúa Nguyễn ở cửa Cần Giờ, ông phò chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy về Ba Giồng (Định Tường). Từ năm 1784 đến năm 1785, ông đã theo chúa Nguyễn sang Xiêm La hai lần để cầu viện.

Từ năm 1787 đến năm 1789, Nguyễn Văn Thoại có công trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Cai cơ.

Năm 1791, ông được cử là Trấn thủ hải khẩu Tắc Khái (tức cửa Lấp thuộc Bà Rịa).

Năm 1792, ông đều được chúa cử sang nước Xiêm La.

Năm 1800, Nguyễn Văn Thoại được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, phối hợp với Lào đánh quân Tây Sơn ở Nghệ An. Nhưng đến năm 1801, thì ông bị giáng cấp, xuống chức Cai đội quản suất Thanh Châu đạo, vì tự ý bỏ về Nam mà không đợi lệnh trên.

Năm 1802, chúa Nguyễn thống nhất đất nước, lên ngôi vua hiệu là Gia Long. Trong dịp tặng thưởng các bề tôi có công, Nguyễn Văn Thoại cũng chỉ được phong Khâm sai Thống binh cai cơ, nhận nhiệm vụ ra thu phục Bắc Thành rồi được giữ chức Trấn thủ ở nơi đó. Ít lâu sau ông nhận lệnh làm Trấn thủ Lạng Sơn, rồi lại vào Nam nhận chức Trấn thủ Định Tường (1808).

Năm 1812, ông sang Cao Miên đón Nặc Ông Chân về Gia Định. Năm 1813, ông hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại nhận nhiệm vụ bảo hộ Cao Miên.

Làm Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh
Ở Cao Miên được ba năm, Thoại Ngọc Hầu được triệu về Huế (1816), rồi nhậm chức trấn thủ trấn Vĩnh Thanh (1817). Cũng trong năm này, ông cho lập 5 làng trên cù lao Dài.

Kênh Thoại Hà: khởi đào vào năm 1818, dài hơn 30 km, nối rạch Đông Xuyên (Long Xuyên) với ngọn Giá Khê (Rạch Giá). Đào xong được vua Gia Long đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi (Thoại Sơn) và tên kênh (Thoại Hà).
Kênh Vĩnh Tế: đào theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc – Hà Tiên (tức nối sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan). Kênh dài hơn 87 km, huy động hàng vạn nhân công thực hiện từ năm 1819–1824 (có hoãn đào 4 lần). Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân Châu Thị Tế.
Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế là Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia và Vĩnh Thông[5]. Liên quan đến việc mộ dân lập làng của ông, sử nhà Nguyễn có đoạn chép: "Án thủ Châu Đốc là Thống chế Nguyễn Văn Thoại trước mộ dân dời đến ở đất biên thùy, đặt ra 20 xã thôn, vay của công 1.900 quan tiền và 1.500 phương gạo cho dân, đã hoãn nhiều năm, dân vẫn chưa trả được. Đến nay Thoại đem của nhà trả bù cho dân" [6].
Năm 1825, ông cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò (tức thị trấn Angkor Borei ngày nay) – Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân.[7]
Lộ Núi Sam–Châu Đốc, dài 5 km, làm từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Làm xong, ông cho khắc bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn, nhưng còn văn bia trong sử sách.
Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này.

Mất
Nguyễn Văn Thoại mất vì bệnh tại nhiệm sở Châu Đốc vào ngày 6 tháng 6 (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1829), hưởng thọ 68 tuổi [10]. Theo bảng tóm lược của Nguyễn Văn Hầu, trong 52 năm công vụ, Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) đã 7 lần sang Xiêm La, 2 lượt sang Lào và 11 năm giữ trọng trách bảo hộ Cao Miên (tức Campuchia ngày nay)[11].

Sang Nguyễn Thanh
2024-03-05 07:25:13 GMT

Nơi tôn nghiêm mà vẫn thấy nhiều bạn nữ ăn mặc như đi biển vậy 😡

Tường Trần Mạnh
2023-08-13 09:59:49 GMT

Sơn Lăng tọa lạc tại vị trí mà Thoại Ngọc Hầu (tên thật là Nguyễn Văn Thoại) đã chọn để làm nơi yên nghỉ vĩnh viễn cho ông về sau.

Công trình này được khởi dựng vào năm nào chưa rõ, chỉ biết rằng khi người vợ thứ của ông là Trương Thị Miệt mất (tháng 7 năm Tân Tỵ, 1821), ông đã cho an táng bà tại đây (nằm bên trái ngôi mộ của ông trong tương lai). Đến tháng 10 năm Bính Tuất (1826), bà vợ chính của ông là Châu Thị Tế mất, cũng được ông đem an táng tại đây (nằm bên phải ngôi mộ của ông trong tương lai). Như vậy, có thể nói Sơn Lăng đã được Thoại Ngọc Hầu cho xây đúc (chưa rõ đã cơ bản hoàn thành hay chỉ một phần) trước khi ông qua đời vào tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829).

chau nguyen
2023-05-17 01:41:10 GMT

Lăng Thoại Ngọc Hầu.Nằm ở triền núi Sam.Trong lăng có mộ ông Thoại Ngọc Hầu( Nguyễn Văn Thoại) và 2 bà vợ được xây dựng thập niên 30 của thế kỷ 20.Ông là người được lệnh chỉ huy dân binh đào kênh Vĩnh Tế(kênh Vĩnh Tế lấy từ tên vợ Ông là Bà Châu Thị Tế.Ông Thoại Ngọc Hầu đã chọn nơi nơi đây là nơi an nghĩ của mình.Khi bà vợ thư là Trương Thị Miệt mất ông đã cho an tám bà nơi đây.Đến năm 1826 bà Châu Thị Tế mất cũng được ông cho an táng tại đây.Khi ông qua đời năm 1829 cũng được an táng tại đây.

Huy NguyenChan
2023-03-07 13:35:32 GMT

Là nơi linh thiêng, sạch sẽ, nhiều chậu hoa trang trí, nhiều màu sắc rực rỡ. Mộ Ông Thoại Ngọc Hầu nằm ngay giữa sân (Mọi người chú ý để thắp hương đúng chỗ, vì phía trong nhà chỉ là bàn thờ vọng), mộ gần cạnh Ông nhất là mộ của Bà vợ Chính thất, xa hơn tí là của Bà vợ thứ 2. Trong này có cả Nhà trưng bày cổ vật Thoại Ngọc Hầu.Tuy là 1 địa điểm trong quần thể nhưng đi vào ngày tết mà thấy khách tham quan cũng không đông.

Dustin
2022-12-29 04:02:46 GMT

Lăng thờ Thoại Ngọc Hầu, người có công lớn trong việc định hình và xây dựng vùng đất An Giang. Hãy tới đây đọc giai thoại về ngài và tìm hiểu thêm về lịch sử của vùng đất này. Hơi tiếc là bảo tàng lưu giữ các hiện vật của ngài lại đóng cửa vào ngày mình đến.

Bảo Nhật
2023-06-12 12:16:45 GMT

Lăng ông đối diện miếu bà, rất đẹp, thanh tịnh và trang nghiêm, quần thể mộ được các cô chú gìn giữ rất tốt

Võ Thanh Mẫn
2024-02-06 09:24:50 GMT

Lăng rộng rãi, sạch sẽ, bảo tồn tốt

Chris Lê
2023-07-23 18:27:23 GMT

Không gian mát mẻ, vị trí đắc địa !!! Đây là địa điểm mang tính lịch sử và văn hóa đậm chất Châu Đốc !!!

Vinh Nguyen
2024-01-17 04:11:31 GMT

Nếu viếng Bà Chúa Xứ mọi người ghé viếng lăng Ông Thoại Ngọc Hầu kế bên luôn nhé.

Thuong Nguyen
2022-11-18 08:21:50 GMT

Đối với dân An Giang thì ông Thoại Ngọc Hầu còn hơn là thuỷ tổ. Lăng của ông trang nghiêm và cổ kính có nhiều ghi chép lịch sử. Mình rất vui khi đã đến đây 1 ngày không quá nắng nóng. Mọi người, nhất là những người yêu thích lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam thì không nên bỏ qua nơi này ở cụm di tích Châu Đốc.

Loan Võ Thị Kim
2022-03-18 00:00:20 GMT

Lăng ông là 1 quảng trường khá rộng, mát mẻ, sạch sẽ và oai nghi. Lăng ông luôn được người dân chăm sóc kỹ lưỡng. Lăng ông nằm ở vùng đồi cao, phía sau Miếu Bà Chúa Xứ. Bên hông là đường lên đỉnh núi Sam, nơi ngự trị trước đây của Bà Chúa Xứ.

Mina Shim
2020-02-17 04:24:01 GMT

Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.
Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một danh thắng, một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam (xếp hạng năm 1997).

Sơn Nguyễn
2019-10-21 02:40:04 GMT

ĐÃ XEM NHỚ ĐỂ LẠI 1 LIKE
Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích lịch sử rất giá trị của Châu Đốc nói riêng và của cả nước nói chung. Không chỉ có ý nghĩa lịch sử Lăng Thoại Ngọc Hầu còn là địa điểm tham quan ở Châu Đốc không thể thiếu trong bất kỳ một tour du lịch An Giang nào.
Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.
Nói đến An Giang, hẳn du khách đã hơn một lần được chiêm ngưỡng những công trình tiêu biểu, gắn với một thời đi khẩn hoang, lập làng bảo vệ biên cương Tổ quốc của Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại. Ông là người có công đào kênh, đắp đường, góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5 km được đắp từ năm 1826 – 1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818.Người dân nơi đây gọi núi Sập là “Thoại Sơn” để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu.( Thoại là tên ông, Sơn là núi.. Nói nôm na là núi của ông) .
Từ năm 1819 – 1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng, với chiều dài hơn 90 km và số nhân công lên đến 80.000 người, đây là một công trình kiến trúc tương đối qui mô, nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Để ghi nhận công đức người vợ đắc lực của Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, vua Minh Mạng đã đặt tên con kênh là “Vĩnh Tế Hà”, và núi Sam được đổi thành “Vĩnh Tế Sơn”. Bên triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ yên nghỉ trong ngôi lăng đường bệ và bên cạnh là ngôi đền thờ Ông.

Write a review of Thoai Ngoc Hau Mausoleum


Thoai Ngoc Hau Mausoleum Directions
About Châu Đốc
City in Vietnam

Châu Đốc is a city in An Giang Province, bordering Cambodia, in the Mekong Delta region of Vietnam. As of 2013, the city had a population of 157,298, and cover an area of 105.29 square kilometres. The city is located by the Hậu River and Vĩnh Tế Canal. source

Top Rated Addresses in Châu Đốc